Phim Tây Du Ký và những ngụ ý sâu xa !
Nhân dịp VTV3 đang chiếu lại bộ film này – và cũng nhân dịp đang bức xúc – bực mình, nên….
Lúc nhỏ xem Tây Du Ký – đơn giản – chỉ biết thích Tôn Ngộ Không. Lớn lên xem – còn biết suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa của bộ film. Nếu phân tích ra thì cái mức độ đầy đủ và “chửi đời” của bộ film hầu như bao trùm tất cả các bộ film hiện nay. Và dường như đến thời điểm này – tất cả những gì bộ film phản ánh – đều đúng với thực tại xã hội !
Trước hết , bàn về bộ khung nhân vật ! Vì sao lại là 5 con người với 5 tính cách khác nhau ? Ko nhiều hơn ? Ko ít hơn ! Bộ khung 5 nhân vật trong TDK bao gồm 5 cá tính – hoàn cảnh khác nhau :
Điềm tĩnh, thương người (Đường Tăng) ;
Nhanh nhẹn, thông minh, có tài nhưng ngông cuồng, phách lối (Tôn Ngộ Không) ;
Tham lam, lười biếng (Trư Ngộ Năng) ;
Cẩn thận, trung thành (Sa Ngộ Tĩnh) ;
và kể cả người đang chịu tội (con ngựa – Tiểu Long)
….. đều muốn hướng thiện, tìm đến cái đẹp, cái tốt lành.
Đây là bộ khung các cá tính nhân vật mà nhiều tác phẩm sau đó đã copy, như Doremon (nhìn thấy quá rõ ràng) … Và đây cũng là những mẫu hình dễ gặp nhất ở bất kì xã hội nào !
Bây giờ thử phân tích 1 chút để thấy tính phê phán trong bộ film kinh điển mang đậm chất sân khấu này nhá :
Khi Diêm Vương bắt lầm Tôn : ko biết thì có ai nghe nói cái trường hợp “chết oan” ko…. Có điều ở đây, nó phê phán quan lại làm việc cẩu thả, quan liêu, thik bắt thì bắt, thik nhốt thì nhốt !
Khi Ngọc Hoàng hỏi ai có kế sách đối phó với Tôn, ai cũng đứng im. Sau đó Thái Bạch Kim Tinh hiến kế, lập tức Ngọc Hoàng phái Thái Bạch xuống và kết cục bị làm tình làm tội. Nó phê phán thực trạng trong những tổ chức rằng ai thà không biết hoặc không nói thì thôi, ai lỡ đề xuất ý kiến sẽ bị sếp bắt làm và nếu làm sai thì lãnh đủ (ai đi làm rồi thì khắc biết )
Nếu để ý kỹ thì những con yêu quái bị Tôn đánh chết đều là yêu quái nhỏ, còn những con bự (hoặc cả hội) sắp bị đập thì lại có Phật – Tiên – Bồ Tát hiện ra nói nó là đệ tử của ta, xin tha cho nó để ta dạy lại nó ?! Ngô Thừa Ân muốn phê phán xã hội có những quan lại đã quan liêu còn quản lý không chặt, mặc sức cấp dưới nhũng nhiễu dân lành, còn cấp dưới cậy có sếp to nên tha hồ quậy. Đến khi Tôn tìm ra và sắp xử thì mấy quan to mới xuất hiện xin bảo lãnh cho đệ tử, rồi thôi ! Cái này hiện nay có đúng hok -> tự hiểu !
Tình tiết khi lấy kinh tại Tây Thiên bị đòi tiền, khi Tôn méc với Phật Tổ thì ổng nói “thôi cho nó đi” và “cái gì cũng có giá của nó chứ”. Tác giả muốn nói ngay cả nơi thánh địa của phật (ẩn dụ cho 1 nơi nào đấy mà nơi đấy ban đầu ai cũng nghĩ nó trong sạch) mà cũng xảy ra tham nhũng, ngay tận gốc rễ. Ngay cả người đứng đầu mặc dù biết nhưng vẫn làm ngơ, cho qua.
Còn ai nhớ trường hợp của Sa Ngộ Tĩnh bị đày xuống ? Chỉ vì làm vỡ 1 cốc lưu ly ở hội Bàn Đào mà thôi. Những quan viên thấp cổ bé họng như Sa Tăng cũng chỉ biết bị đè đầu cưỡi cổ và người ta muốn kết tội 1 ai thì thậm chí những việc nhỏ bé nhất cũng trở thành 1 lý do để xới lông tìm vết !
Vài ý sơ sơ vậy, dĩ nhiên còn nhiều tình tiết chưa được phân tích, đang bực nên lôi ra chửi đời 1 tí ^_^